Để tăng sáng ô tô, độ đèn LED, Bi Xenon… cho đèn pha, đèn gầm, đèn mí, đèn nội thất ô tô đang là xu hướng “hot” nhưng cũng cần lưu ý… Vậy có nên độ đèn xe ô tô không? Bài viết dưới đây, HPCAR sẽ chia sẻ kinh nghiệm độ đèn xe mà tài xế nào cũng nên biết!
Có nên độ đèn xe ô tô?
“Độ” (tiếng Anh là Modification) là một từ chỉ sự sửa đổi khác đi so với thiết kế nguyên bản. Trong đô xe ô tô, người ta thường phân hai nhánh là “độ nội công” và “độ ngoại công”. Độ nội công sẽ tập trung thay đổi, nâng cấp hệ thống động cơ xe nhằm tăng hiệu suất vận hành. Còn độ ngoại công sẽ tập trung vào những trang bị trên xe như dán decal, độ mâm, độ loa, độ màn hình, độ cửa hít… và đặc biệt là độ đèn xe.
Hệ thống chiếu sáng ô tô đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Bởi các đèn xe ô tô có tác dụng định vị, báo hiệu, chiếu sáng… giúp đảm bảo an toàn cho người dùng khi tham gia giao thông, nhất là trong những điều kiện thiếu sáng. Bên cạnh đó, ngày nay đèn xe hơi còn trở thành yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ và vẻ sang trọng của xe.
Những dòng xe hơi phổ thông ngày nay dù luôn không ngừng được cải tiến nhưng để tối ưu giá bán nhà sản xuất bắt buộc phải cân đối nhiều phương diện. Do đó việc đầu tư vào hệ thống đèn xe cũng chỉ ở mức có hạn.
Hệ thống đèn ô tô các xe phổ thông thường bị đánh giá độ sáng chưa thực sự tốt, nhất là khi di chuyển ở điều kiện thiếu sáng nhiều. Mặt khác thiết kế đèn xe cũng ít được đầu tư trao chuốt. Vì thế nhiều chủ xe chọn giải pháp độ đèn ô tô.
Kinh nghiệm độ đèn xe ô tô
Khi độ đèn cho xe hơi, chủ xe cần lưu ý một số vấn đề sau:
Độ đèn xe ô tô có bị phạt không
Theo Điểm a, Khoản 3, Điều 16, Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định, phạt tiền từ 800.000 đến 1.000.000 đồng khi vi phạm: Điều khiển xe lắp thêm đèn phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm, một hoặc cả 2 bên thành xe. Mức hình phạt bổ sung tước bằng lái xe 1 – 3 tháng, các thiết bị vi phạm bị thu giữ hoặc tháo dỡ ngay lập tức. Những trường hợp lắp thêm đèn chiếu sáng kể trên cũng bị từ chối đăng kiểm.
Có thể thấy các trường hợp lắp thêm những loại đèn khác ngoài các cụm đèn nguyên bản theo thiết kế của nhà sản xuất sẽ được xem là vi phạm quy định. Điển hình rõ nhất như lắp thêm đèn LED bar, lắp thêm đèn lùi xe (ở vị trí ngoài các đèn có sẵn)… Tuy nhiên quy định hiện không đề cập đến việc thay thế đèn, đổi bóng đèn.
Không nên tự độ đèn ô tô tại nhà
Hiện nay, trên mạng có nhiều video clip hướng dẫn độ đèn, tăng sáng đèn ô tô tại nhà. Không ít người muốn tiết kiệm chi phí nên xem theo video hướng dẫn tự mua đèn về thay.
Đây là việc mà nhiều chuyên gia không khuyến khích. Bởi dù chỉ đơn giản là thay bóng đèn nhưng cũng cần tính toán công suất điện, mức toả nhiệt từ đèn, khi lắp đặt sẽ phải “đụng chạm” can thiệp đến hệ thống điện trên xe. Do đó người thực hiện đòi hỏi không chỉ phải am hiểu chuyên môn mà cần có kinh nghiệm, nắm rõ quy trình nhằm đảm bảo an toàn, tránh các rủi ro chập cháy. Vì thế không nên tự ý thay đổi, lắp đặt đèn xe ô tô tại nhà.
Nên độ đèn ô tô ở đâu?
Khi nâng cấp đèn nên ưu tiên chọn lựa địa chỉ độ đèn ô tô uy tín. Bởi những nơi này sẽ cung cấp các sản phẩm đèn oto nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đèn chính hãng chất lượng. Đặc biệt họ cũng có đội ngũ thợ kỹ thuật lành nghề, giàu kinh nghiệm, đảm bảo xử lý tốt các công đoạn, quy trình. Các chính sách hậu mãi, bảo hành cũng thường dài hạn và rõ ràng.
Độ đèn dù ít nhiều cũng sẽ can thiệp đến hệ thống điện xe. Chưa kể nếu nâng cấp từ đèn Halogen lên Bi LED hoặc Bi Xenon sẽ phải “mổ đèn” để định hình lại choá đèn, bơm keo chống nước, lắp giá đỡ… Các công đoạn này yêu cầu rất cao về mặt kỹ thuật lẫn kinh nghiệm. Chỉ cần phát sinh lỗi nhỏ như bơm keo không kín có thể khiến đèn bị hấp hơi nước. Để khắc phục phải mở đèn ra, hấp nhiệt khá phức tạp và tốn kém. Về hệ thống điện, nếu xử lý không đúng cũng dễ dẫn đến rủi ro chập cháy.
Vì thế nên ưu tiên chọn những địa chỉ nâng cấp đèn ô tô uy tín, có danh tiếng, hoạt động lâu năm trong nghề. Cẩn trọng với những địa chỉ quảng cáo độ đèn ô tô giá rẻ. Đồng thời tuyệt đối không nên sử dụng các loại đèn ô tô giá rẻ, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng. Những loại đèn này thường có tuổi thọ không cao, độ chụm sáng và tiêu cực không chuẩn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về cháy nổ trong quá trình sử dụng.